Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Montessori - lời giải cho bài toán thụ động ở trẻ?


Căn bệnh thụ động của sinh viên Việt Nam và bài toán thay đổi phương pháp giáo dục từ lâu đã là những điểm nóng của giáo dục nước nhà. Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc vận dụng phương pháp Montessori hình thành cho trẻ phương pháp tư duy độc lập ngay từ bậc mầm non thực sự là một hướng đi đầy triển vọng. Trẻ là những người thợ đang “xây mình” thành… người lớn

Tiến sĩ Maria Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori được phát triển do bà Maria Montessori (1870-1952) một bác sĩ nhi và cũng là một nhà tâm lý sáng lập năm 1907 tại Italy. Montessori la một phương pháp giáo dục tiếp cận với trẻ. Đây là một cách để nhìn nhận và thấu hiểu thế giới trẻ thơ, và cũng là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và học hỏi của trẻ như thế nào, điều này đã được chuyển thành một phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể. Phương pháp giáo dục Montessori đã gặt hái được khá nhiều sự thành công khi có những phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua. Phương pháp Montessori cho rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất không có bản sao và do đó phương pháp này cho phép trẻ phát triển tùy theo khả năng của riêng mình với thời gian phụ thuộc vào khả năng đó. Vì thế việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp với những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Montessori đã chứng minh tính đúng đắn trên tất cả các nhóm trẻ. Từ các em chậm phát triển, tật nguyền cơ thể cho tới những trường hợp phá triển bình thường hay khả năng đặc biệt tự nhiên trên thế giới. Một trong số các nhân vật nổi tiếng đã từng được đào tạo theo phương pháp giáo dục này có thể kể tới: Sean “P Diddy” Combs nhà sản xuất âm nhạc số một nước Mỹ, Hoàng tử Harry và William nước Anh, Jeffrey Bezos - ông chủ của trang Amazon nổi tiếng hay Gabriel Garcia Marquez phu nhân của tổng thống thứ 35 nước Mỹ (John F. Kennydy) rồi Katharine Graham ông chủ tờ báo Washington Post...

Giáo dục theo phương pháp Montessori - cần những gì?

Montessori hiện nay được áp dụng tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới với khoảng hơn 5.000 trường học ở Mỹ và Canada, đủ để thấy sức hấp dẫn của phương pháp này. Học sinh tham gia chương trình này sẽ được học về các nền văn hoá khác nhau, khám phá khoa học, kỹ năng sống, toán học. Sau khi hoàn thành chương trình học, trẻ sẽ có các khả năng về tư duy logic, sự sáng tạo, tính độc lập, giao tiếp tốt và tự tin, khả năng tập trung cao, có ý thức công dân quốc tế, biết sẻ chia và có tính cộng đồng. Giáo viên - sẽ chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn – nhằm khuyến khích tính độc lập của trẻ. Mục đích cuối cùng là làm sao để trẻ luôn luôn yêu thích khám phá, thắc mắc và nêu ý kiến. Giáo viên cũng sẽ giúp đỡ nếu được yêu cầu. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình - mối liên kết giữa giáo viên-học sinh-phụ huynh cần được chăm nuôi cẩn thận

Bé đang học Montessori tại Sunrise Kidz Kindergarten

Montessori coi trọng hai năng lực nội sinh cho sự phát triển của một đứa trẻ là: Quá trình nhận biết và Khả năng nhận thức. Ba lĩnh vực mà Phương phápMontessori nhằm tới sự phát triển tổng thể tính cách của trẻ là sự vận động của cơ thể, kích thích giác quan và các phát huy hoạt động trí tuệ.

Hãy thử tưởng tượng rằng với những giáo cụ đầy đủ, chi tiết được chia thành các lĩnh vực khác nhau bao gồm: kỹ năng sống, phát triển các giác quan, Nghệ thuật, Ngôn ngữ, Toán học - hình học và Các chủ đề về văn hoá, các bé sẽ có một thế giới quan cực kì phong phú và độc lập, trên cơ sở đó hình thành nhân sinh quan của các bé.

Các giáo cụ này được tiết kế theo mô phỏng có kích thước phù hợp với bé, được chia thành từng bộ môn khác nhau có hệ thống trên cơ sở có sự nghiên cứu cẩn thận.


                                                                                            
                                                                                      


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét